Ngày nay đời sống vật chất đã được cải thiện, những tiện nghi trong nhà đều đầy đủ, nhưng không phải gia đình nào cũng trang bị tủ thuốc gia đình đúng cách, đặc biệt các bậc phụ huynh cần phải trang bị kỹ khi nhà bạn có trẻ em.

Để trang bị tủ thuốc y tế đúng – đủ. Mời bạn cùng Đồ Bé Gái tìm hiểu trong những chia sẻ dưới đây!

1Những loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình

Nhiều gia đình có tủ thuốc y tế nhưng lại thắc mắc tủ thuốc đã đủ những loại cần thiết chưa. Đồ Bé Gái sẽ gợi ý cho bạn những loại thuốc cần thiết bao gồm:

Những loại thuốc cần có trong tủ y tế gia đình. Nguồn từ google

Những loại thuốc cần có trong tủ y tế gia đình. Nguồn từ google

  • Thuốc sát trùng

Như tên gọi của nó, thuốc sát trùng dùng để sát trùng vết thương, tránh bị nhiễm trùng từ các hoạt động bất cẩn gây sứt da, chảy máu do cọ quẹt xô xát mà ra. 

Nó còn giúp vết thương nhanh khỏi nhờ khả năng sát trùng, loại bỏ bụi bẩn, dịch viêm, tế bào chết, kháng khuẩn, ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào vết thương. Nên có trong tủ thuốc gia đình.

Các loại thuốc sát trùng tốt nhất hiện nay: oxy già, cồn (70 độ) y tế,  Chlorhexidine, Dizigone.

  • Nước muối sinh lý.

Nước muối sinh lý là Natri Clorid 0,9%, trong tủ thuốc gia đình nên có 3 – 4 chai, qua đợt dịch Covid-19, ai ai cũng thấy tầm quan trọng của nước muối sinh lý đối với sức khỏe: diệt khuẩn, vệ sinh mắt, mũi,…Khi đi ngoài đường về.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi tối trước khi đi ngủ giúp trị nhức răng rất hiệu quả.

  • Thuốc nhỏ mắt

Mỗi gia đình nên có ít nhất 1 chai thuốc nhỏ mắt, dùng để vệ sinh mắt khi bị các vật lạ (côn trùng, bụi,..) bay vào. Đặc biệt, những bạn làm việc thường xuyên trên máy tính lại càng nên có 1 chai bên cạnh.

Trong thuốc nhỏ mắt có nhiều vitamin giúp dưỡng mắt, cải thiện tình trạng mỏi mắt, nếu bạn muốn dùng nhiều lần trong 1 ngày, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất, bảo vệ đôi mắt của bạn.

  • Thuốc hạ sốt, cảm cúm.

Thuốc cảm cúm và hạ sốt là loại thuốc quan trọng trong tủ thuốc gia đình. Đặc biệt, tình trạng sốt, cảm cúm thường xuất hiện lúc giao mùa.

Trong đó, cảm cúm dễ lây truyền từ người sang người, đặc biệt là trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng cho những độ tuổi khác nhau.

  • Thuốc đau đầu, giảm đau.

Xã hội càng tiến bộ, công việc nhiều khiến con người dễ rơi vào tình trạng bệnh chung như đau đầu, đau nửa đầu, đau mỏi vai gáy, v.v…

Xem ngay:  Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu mà bạn cần lưu ý

Hay các nguyên nhân khác như thời tiết thất thường, ăn uống không đủ bữa, dẫn đến thiếu chất… việc trang bị thuốc đau đầu, giảm đau trong tủ thuốc y tế gia đình là rất cần thiết. 

Các loại thuốc giảm đau được ưa chuộng, hiệu quả cao như: Acetaminophen, aspirin, panadol extra,… nếu cơn đau kéo dài không dứt, bạn nên gặp ngay bác sĩ để có giải pháp kịp thời, tránh tình trạng nặng hơn.

  • Thuốc tiêu hóa.

Ăn uống là việc hằng ngày, tuy nhiên việc ăn phải thực phẩm không tốt dẫn đến tình trạng đau bụng, đầy bụng hay tiêu chảy,… Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến mất nước cơ thể. 

  • Trường hợp khó tiêu, đầy hơi, nên uống Motilium M.
  • Khi đau bụng, tiêu chảy nên uống berberin, smecta và Oresol phòng mất nước đối với người tiêu chảy.
  • Riêng đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Sử dụng miếng dán giảm đau nhức (Salonpas). Lao động chân tay, bong gân, bầm tím, viêm cơ xương khớp, ngồi sai tư thế, đặc biệt là dân văn phòng thì Salonpas luôn là vật bất ly thân với họ. Salonpas có nhiều dạng khác nhau như cao dán, gel bôi và dầu xoa. Bạn nên trang bị sẵn trong tủ thuốc gia đình loại nào phù hợp với bạn.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh tình trạng dị ứng không mong muốn.

  • Các loại dầu gió, dầu phật linh, dầu nước xanh.

Dầu gió mang lại nhiều lại ích khác nhau: hạ sốt, sát trùng, giảm ho, giảm sưng phù nề do côn trùng cắn, chống buồn nôn, say tàu xe,… Tuy nhiên, không phải loại nào cũng dùng được cho trẻ em, cha mẹ nên có dầu gió chuyên dụng cho trẻ thông qua ý kiến bác sĩ. Từ đó trang bị loại dầu gió thích hợp cho tủ thuốc gia đình.

  • Các loại thuốc trị da liễu

Ở Việt Nam, thời tiết nắng nóng khiến da dễ bị mẩn đỏ, mề đay,…các loại thuốc đặc trị về da nên có trong tủ thuốc gia đình như: Clorpheniramin 4, Sodermix,…Trẻ em có làn da nhạy cảm, ba mẹ nên xin ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng.

2Các loại thuốc cần chuẩn bị cho trẻ nhỏ.

Những gia đình có trẻ nhỏ, việc có tủ thuốc gia đình càng phải ưu tiên hàng đầu. Ba mẹ cần biết loại thuốc nào cần thiết cho bé yêu nhà bạn.

Tủ thuốc y tế dành cho trẻ nhỏ. Nguồn từ Google

Tủ thuốc y tế dành cho trẻ nhỏ. Nguồn từ Google

  • Thuốc hạ sốt: thuốc hạ sốt ở trẻ em có nhiều loại: viên nén, dạng hòa tan trong nước, dạng sủi và thuốc đặt. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, phụ huynh nên cho bé uống dạng hòa tan.
  • Nước muối sinh lý (NaCl 9%): không chỉ dùng cho người lớn mà còn dùng được cho trẻ nhỏ, cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lí nhỏ mũi hằng ngày cho bé hay sát khuẩn những vết thương nhẹ ngoài da.
  • Thuốc nhỏ mắt V Rohto: để phòng trường hợp các bé bị đau mắt, ngứa mắt, mờ mắt, viêm mí mắt,…mỗi gia đình nên có 1 – 2 chai V Rohto.
  • Thuốc chống hăm cho bé: thời tiết nắng nóng cộng thêm việc bé phải mặc tã thường xuyên khiến con bị hăm ở mông, háng. Mẹ bỉm nên có từ 1-2 chai chống hăm, phòng trị các triệu chứng trên. Kem trị hăm Bepanthen được nhiều gia đình tin dùng.
  • Panthenol – thuốc sơ cứu khi bị bỏng: trẻ có làn da mỏng và non, nên rất dễ bị nhiễm trùng khi bị bỏng. Khi bị bỏng hãy xả/chườm nước lạnh vào chỗ bỏng từ 5 – 7 phút, sau đó thoa lên vết bỏng bằng thuốc Panthenol để ngừa viêm và nhiễm trùng. Cha mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ sau khi sơ cứu để có lời khuyên tốt nhất, tránh để lại sẹo cho bé. Mỗi gia đình nên trang bị 1-2 chai thuốc sơ cứu trong tủ thuốc gia đình.
  • Thuốc tiêu chảy: cũng như người lớn, trẻ cũng có lúc ăn uống không tiêu dẫn đến tiêu chảy. Bạn nên trang bị sẵn thuốc gói Hidrasec 10mg hay 30mg trong tủ thuốc gia đình
  • Thuốc ho: nên cho các bé uống các loại thuốc dạng siro dễ uống như Astex hoặc pectol.
Xem ngay:  Chế độ ăn gián đoạn 5:2 là gì? Cách áp dụng chế độ ăn 5:2

3Vật dụng y tế nào cần có trong tủ thuốc gia đình?

Ngoài các loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình, bạn nên trang bị thêm các vật dụng y tế để có kết quả chẩn đoán tốt hơn:

Dụng cụ y tế thiết yếu cho hộ gia đình

Dụng cụ y tế thiết yếu cho hộ gia đình

  • Cặp nhiệt độ: một trong những dụng cụ y tế phổ biến ở mỗi gia đình, với những trường hợp nghi ngờ bị sốt, cặp nhiệt độ sẽ cho kết quả chẩn đoán chính xác. Cặp nhiệt độ có 2 loại, cặp nhiệt độ thủy ngân và cặp nhiệt độ điện tử. Bạn nên trang bị đủ 2 loại trong tủ  thuốc gia đình để phòng 1 trong 2 bị hư hỏng.

  • Máy đo huyết áp: Nếu nhà bạn có người bị cao huyết cao, tim mạch. Bạn nên trang bị 1 máy đo huyết áp để theo dõi tình trạng sức khỏe hằng ngày.

  • Băng gạc y tế, bông, băng keo: khi bị thương hay chảy máu, để tránh vết thương bị nhiễm trùng, bạn nên sát trùng và băng gạc lại vết thương.

  • Kéo: tủ thuốc gia đình bạn nên có 1 cây kéo chuyên dùng để cắt băng gạc y tế, tránh dùng kéo làm bếp cắt băng gạc, điều đó khiến băng gạc bị nhiễm trùng, khiến vết thương nặng hơn.

  • Túi chườm nóng/lạnh: là dụng cụ dùng giảm cơn đau bụng, giảm sốt, giảm sưng.

  • Máy đo đường huyết: dù gia đình bạn không ai bị tiểu đường, bạn vẫn nên trang bị máy đo đường huyết trong tủ thuốc gia đình, kiểm tra định kì 1 lần/tuần để theo dõi và phát hiện bệnh sớm (nếu có).

Trên đây là những loại thuốc và dụng cụ thiết bị y tế cần thiết trong tủ thuốc gia đình. Hy vọng Đồ Bé Gái đã đem lại những thông tin bổ ích đến cho bạn. 

Các bài viết của Đồ Bé Gái/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Kiểm duyệt bởi Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *