Danh Mục
Ở tại Việt Nam, theo thống kê của các nghiên cứu cho thấy có khoảng 11,6 – 33% phụ nữ sau khi sinh rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý và trầm cảm. Chứng bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng cả đến em bé. Nó làm cho trẻ ít tương tác, quấy khóc thường xuyên, mức độ căng thẳng tâm lý cao hơn những đứa trẻ bình thường khi trưởng thành dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tự kỷ hay trầm cảm cao.
Vậy làm sao để giúp người mẹ có thể vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh? Cùng Đồ Bé Gái tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết này nhé!

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Nguồn từ freepik
1Điều gì gây ra trầm cảm ở phụ nữ sau sinh?
Trong những ngày đầu tiên sau sinh, khoảng 80% các bà mẹ có hội chứng baby blues. Hội chứng này được biểu hiện qua tâm trạng thay đổi, thường xuyên quấy khóc, lo âu, cáu kỉnh, khó tập trung và khó ngủ. Nó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không cần điều trị.
Nếu các triệu chứng ở trên kéo dài và trầm trọng hơn trong vài tháng tới ở người mẹ thì tình trạng đó được coi là trầm cảm sau sinh. Chứng bệnh này nếu không được điều trị sẽ kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn.

Điều gì gây ra trầm cảm ở phụ nữ? Nguồn từ freepik
Hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng chưa có thông tin về nguồn gốc của trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên họ cho biết rằng tình trạng này là sự rối loạn chức năng của hệ thống dẫn truyền thần kinh của não ảnh hưởng đến cảm xúc, giấc ngủ và sự thèm ăn. Thông thường, cảm giác trầm cảm ở người mẹ là một loại cảm giác tuyệt vọng và không cảm thấy hứng thú với bất cứ điều gì xung quanh.
2Các yếu tố gây ra trầm cảm ở phụ nữ
Các chuyên gia cho rằng phụ nữ sau khi sinh dễ bị trầm cảm vì họ vừa chăm sóc con cái vừa phải đối diện với những vấn đề khác từ bên ngoài như chi phí nuôi con, công việc đang gặp khó khăn, tác động từ ông bà… Trầm cảm một phần ở người mẹ có thể chỉ là một phản ứng của căng thẳng mãn tính. Còn chặng đường học để làm mẹ là một quá trình căng thẳng lâu dài.
Theo một khảo sát do Trường Y Harvard và Đại học Michigan thực hiện cho thấy 10% phụ nữ có con dưới 18 tuổi mắc chứng rối loạn trầm cảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, những bà mẹ có nhiều đứa con dưới 3 tuổi sẽ dễ bị trầm cảm hơn những bà mẹ có con ở độ tuổi lớn hơn.

Việc phụ nữ vừa chăm sóc con cái vừa phải đối diện với những vấn đề khác từ bên ngoài. Nguồn từ freepik
Theo Tổ chức Đặc nhiệm Quốc gia về Phụ nữ và Trầm cảm của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, những bà mẹ đang đi làm sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp để chăm sóc con cái dẫn đến họ dễ bị mắc trầm cảm hơn.
3Trầm cảm biểu hiện như thế nào?
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh thường rất khó để nhận biết, kể cả các mẹ đôi khi quá bận rộn chăm sóc con cũng có thể bỏ qua tình trạng của chính mình. Các triệu chứng thông thường của bệnh này mà các mẹ biểu hiện ra bên ngoài là cáu kỉnh, thèm muốn ở một mình, cảm giác mệt mỏi và mất ngủ.

Thèm muốn ở một mình là một trong những biểu hiện của chứng bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Nguồn từ freepik
Ngoài ra, mặc dù sức khoẻ và tâm lý rất căng thẳng nhưng các mẹ cũng khó có thể từ chối những yêu cầu từ con cái như chơi cùng với chúng, cho đến khi vượt qua giới hạn dẫn đến kiệt sức. Hơn nữa, chứng trầm cảm làm cho các bà mẹ thường rất nhạy cảm và lo lắng, không muốn đưa trẻ đi ra ngoài vì họ sợ ai đó chạm vào và làm tổn thương em bé.
Bài viết liên quan: Bí quyết giúp mẹ bỉm vừa làm việc tại nhà mà vẫn chăm được con, ai cũng phải nể
4Cách điều trị trầm cảm cho phụ nữ
Phụ nữ sau khi sinh nhận biết được rằng bản thân đang có các triệu chứng bị trầm cảm, cách tốt nhất các mẹ nên liên hệ ngay đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để họ có thể đánh giá và đưa ra cách điều trị tốt nhất. Chẳng hạn như trò chuyện, giao tiếp và chia sẻ với nhóm các bà mẹ sau sinh hay dùng thuốc chống trầm cảm an toàn khi cho con bú.

Các mẹ nên liên hệ ngay đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để đưa ra cách điều trị tốt nhất. Nguồn từ freepik
Với việc dùng thuốc chống trầm cảm, các bác sĩ sẽ bắt đầu cho các mẹ dùng với một liều lượng có nồng độ thấp nhất. Sau khi thử vài lần đảm bảo an toàn khi dùng, bác sĩ khuyên các mẹ nên dùng thuốc chống trầm cảm ít nhất 6 tháng vì nếu bỏ quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ tái phát.
5Nói chuyện với con về bệnh trầm cảm
Khi đang điều trị chứng trầm cảm sau sinh, các mẹ thường lo lắng trẻ có thể nhận ra các biểu hiện lạ ở mình và cảm thấy khó chịu. Việc các mẹ nói trực tiếp với trẻ về bệnh của mình sẽ làm cho chúng hiểu hơn. Tuy nhiên nói như thế nào thì phù hợp? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ khi nói chuyện với trẻ về chứng trầm cảm sau sinh.
Thảo luận
Điều đầu tiên, cha mẹ hãy thống nhất ý tưởng với nhau về vấn đề sẽ thảo luận cùng với trẻ. Sau đó, đến buổi thảo luận, cha mẹ hãy đặt ra một tình huống giả định như “Nếu người mẹ trở nên mệt mỏi và đột nhiên cáu kỉnh nhưng đó không phải là lỗi của trẻ, thì chúng sẽ làm gì?”.
Cha mẹ hãy lắng nghe câu trả lời của trẻ và đưa ra lời giải thích thêm trong đó có kèm theo một số chi tiết về chứng bệnh trầm cảm của người mẹ. Nhưng cần lưu ý tuyệt đối cha mẹ không được nói hai từ “trầm cảm” với trẻ cho đến khi chúng được 8 tuổi. Kết thúc buổi thảo luận cả gia đình cùng đưa ra kế hoạch để giúp mẹ khoẻ hơn.
Để trẻ đặt câu hỏi
Khi cha mẹ trình bày về căn bệnh trầm cảm của người mẹ, trẻ nhỏ có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi về căn bệnh này, “Liệu rằng chúng có thể mắc phải căn bệnh giống mẹ hay không?” hoặc “Làm thế nào để chữa khỏi bệnh cho mẹ?”. Với những câu hỏi đó, phụ huynh hãy cởi mở để chia sẻ cho trẻ biết.

Nói chuyện với con về bệnh trầm cảm. Nguồn từ freepik
Tiếp tục nói chuyện
Cha mẹ cần cho trẻ thời gian để chúng có thể hiểu được chứng bệnh trầm cảm và những lo lắng của người mẹ. Những đứa trẻ thực sự quan tâm, chúng có thể hiểu rằng chứng bệnh này có thể tái phát và tìm cách để giúp mẹ vượt qua giai đoạn đó. Chẳng hạn như ngoan ngoãn, thường xuyên trò chuyện với mẹ, không làm phiền khi mẹ nghỉ ngơi hay nói tình hình của người mẹ và nhờ sự hỗ từ người lớn khác.
Để giúp phụ nữ vượt qua trầm cảm sau khi sinh không thể nào thiếu đi sự đồng hành, động viên và giúp đỡ từ gia đình. Hãy tạo cho họ một môi trường thoải mái để nuôi dạy và chăm sóc con cái, hạn chế các áp lực xung quanh. Hy vọng bài viết này Đồ Bé Gái đã mang đến cho các bậc cha mẹ những thông tin hữu ích về trầm cảm sau sinh.
Thanh Lam tổng hợp từ Parents