Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường xảy ra mỗi ở thời điểm giao mùa. Bệnh lý này thường không nguy hiểm nhưng nó gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách phòng tránh và điều trị phù hợp nhé!

1Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh gì?

Căn bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em được hiểu là tình trạng niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm nhiễm do dị ứng với các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Khi gặp các tác nhân này, cơ thể trẻ sẽ phóng ra histamin, từ đó sẽ gây ra tình trạng sưng, ngứa và tích tụ chất lỏng bên trong mũi.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường bắt đầu bằng biểu hiện như: ngứa mũi, hắt hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể đi kèm với các tình trạng như ngứa mắt, chảy nước mắt, do viêm kết mạc đáp ứng với tình trạng viêm mũi.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Trẻ em rất dễ bị viêm mũi khi thời tiết giao mùa

2Nguyên nhân viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính dễ bị mắc phải như:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa

Các tác nhân gây ra bệnh có thể do bụi, phấn hoa, lông động vật, bào từ nấm hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng. Ở miền Bắc, căn bệnh này thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân khi phấn hoa nhiều và độ ẩm cao khiến nấm mốc phát triển.

  • Viêm mũi dị ứng quanh năm

Trẻ có cơ địa dị ứng dễ mắc phải các bệnh lý khác nhau với các tác nhân môi trường xung quanh không ổn định thì có thể bị viêm mũi dị ứng quanh năm, tác nhân do: lông động vật, thực phẩm, phấn hoa,…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi

3Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể có những bệnh lý dị ứng khác nhau như: hen suyễn, viêm da cơ địa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 40 – 50% trẻ em bị viêm mũi dị ứng đều có đi kèm với tình trạng ho hen và 80% trẻ em bị hen suyễn có đi kèm tình trạng viêm mũi dị ứng.

Xem ngay:  Quy trình và một số lưu ý trước khi đi khám phụ khoa

Vì vậy, có thể ngoài việc trẻ bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, cũng có thể mắc cả bệnh hen suyễn. Khi trẻ gặp các triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo thì tốt nhất nên tớ các trung tâm y tế để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác, từ đó có cách điều trị phù hợp, mau chóng khỏi bệnh.

4Điều trị trẻ bị viêm mũi dị ứng

Sử dụng thuốc dùng tại chỗ

Ba mẹ có thể sử dụng thuốc co mạch nhỏ mũi chứa thành phần như: naphazolin, oxymetazolin,… có công dụng thông mũi, nhưng tốt nhất chỉ nên sử dụng trong vòng 7 ngày đối với người lớn. 

Còn trẻ nhỏ không nên nhỏ thuốc mũi này có thể gây ra các triệu chứng choáng, tím tái. Do đó, điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi hoặc xịt NaCl 0.9% (nước muối sinh lý) để thông mũi.

Nhóm thuốc được chỉ định bởi bác sĩ

  • Thuốc kháng histamin để trị dị ứng: loratadin, clorpheniramin, cetirizin giúp giảm các triệu chứng ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mắt nhưng không có tác dụng với tình trạng nghẹt mũi.
  • Nhóm thuốc uống kháng sinh dùng cho các bệnh lý về mũi liên quan đến nhiễm khuẩn phải có chủ định của bác sĩ không được tự ý mua và sử dụng để tranh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Nhóm thuốc cường giao cảm gây co mạch tốt nhất chỉ nên dùng cho người lớn không dùng cho trẻ em như: pseudoephedrin, ephedrin, phenylephrin có công dụng thông mũi, trị nghẹt mũi rất hiệu quả.
  • Nhóm thuốc uống glucocorticoid: dexamethason, prednisolon, prednison chỉ dùng khi viêm mũi, viêm xoang nặng bị mãn tính nếu không có chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Bài thuốc dân gian

  • Bài thuốc 1 

Nguyên liệu:

    • Nhân sâm 20g
    • Ích khí tổng minh thang gia giảm gòm hoàng kỳ 10g
    • Mạn kinh tử 6g
    • Hoàng liên 3g
    • Cát cánh 6g
    • Bạch thược 5g
    • Cam thảo 3g
    • Thạch xương bồ 5g
    • Tthăng ma 5g
    • Liên kiều 5g
    • La bạc tử 5g
    • Hoàng cầm 5g
    • Bối mẫu 4g.

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ chữa được tình trạng nước mũi đặc chảy nhiều, nước mũi màu vàng đặc lẫn màu xanh.

  • Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

    • Thịt thằn lằn khô 300g
    • Thịt cóc khô 300g
    • Sử quân tử 50g
    • Thịt rắn mối khô 300g
    • Nghệ đen 500g
    • Búp đa khô 100g
    • Ý dĩ 500g.

Sơ chế: Cóc bỏ hết ruột, da, mỡ, trứng, mủ rồi rửa sạch, để ráo và sấy khô. Thằn lằn bỏ ruột, sấy khô. Rắn mối bỏ da, sấy khô. Tất cả tán thật mịn thành bột, thêm ít hồ làm viên, viên 4g, sấy khô.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 1 – 2 viên tùy theo độ tuổi khác nhau.

5Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Việc thăm khám và điều trị kịp thời giúp bệnh không phát triển thành các bệnh đường hô hấp khác làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Nếu viêm mũi dị ứng ở trẻ em diễn biến với các triệu chứng sau thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Trẻ bị sổ mũi kéo dài liên tục trên 7 ngày.
  • Trẻ có thân nhiệt cao, sốt lên đến 39 độ C.
  • Có dấu hiệu ngạt thở, ứ đọng nhiều dịch, hốc mũi xung huyết, đau tai, khản tiếng, khó thở,…
Khi bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em bị nặng cần đưa đến bệnh viện

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi bệnh không thuyên giảm

Xem ngay:  Top 15 bệnh viện, phòng khám tai mũi họng uy tín TPHCM

6Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Để hạn chế viêm mũi dị ứng ở trẻ em trong các thời điểm giao mùa hoặc quanh năm, ba mẹ có thể thực hiện một số cách sau đây.

  • Dùng nước biển hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hằng ngày, đặc biệt là lúc vừa từ ngoài đường trở về nhà.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để tạo cho căn phòng có không khí thoáng mát, trong lành không cho nấm mốc có cơ hội phát triển.
  • Xung quanh nhà không nên trồng hoa, không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi.
  • Vệ sinh chăn, ga, gối nệm, thảm, những nơi chứa nhiều vi khuẩn để hạn chế tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày, nên đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng cường sức đề kháng.
  • Không nên cho trẻ vui chơi ở những nơi không khí bị ô nhiễm, bụi bẩn hoặc có nhiều khói thuốc.
  • Trong thời điểm giao mùa se lạnh cần giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vùng cổ, mũi và đôi bàn chân.
Sử dụng nước muối sinh lý để trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

7Giải đáp các thắc mắc thường gặp 

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có trị hết không?

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em rất khó có thể trị dứt điểm, bởi các tác nhân gây ra căn bệnh này như: lông động vật, nấm mốc, phấn hoa,… thường xuất hiện hầu như trong môi trường sống của bé nên không phòng ngừa được toàn bộ, do đó việc chữa khỏi hoàn toàn là điều không thể.

Vì sao trẻ thường xuyên bị viêm mũi dị ứng?

Như đã nói ở trên các tác nhân gây bệnh như: phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,… tồn tại rất nhiều trong không khí, môi trường sống. Do đó, trẻ thường xuyên hít phải nên không chỉ xuất hiện theo mùa mà có thể gây viêm mũi dị ứng quanh năm với bé.

8Đôi lời từ Đồ Bé Gái

Hy vọng với những chia sẻ của Đồ Bé Gái về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em ở bài viết trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các cha mẹ trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, những thông tin mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Hà Trang tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *