Lạc là loại hạt phổ biến và xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm như bánh, kẹo, chocolate,…Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu bà bầu ăn lạc được không? Lạc có lợi hay có hại cho mẹ bầu và thai nhi? Hãy cùng Đồ Bé Gái tìm lời đáp qua bài viết dưới đây bạn nhé.

1Lạc là gì?

Lạc hay còn gọi là đậu phộng là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Lạc cung cấp protein cùng với hàm lượng chất béo không no và các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Omega 3, vitamin E, folate,…

Tuy lạc có nhiều lợi ích nhưng không phải ai ăn lạc cũng tốt, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần có rất nhiều lưu ý khi sử dụng.

Theo một khảo sát tại Bắc Mỹ, từ năm 1997, số lượng trẻ bị dị ứng với lạc đã tăng gấp 3 lần, có tới 1,4% trẻ em ở Mỹ bị dị ứng với loại thực phẩm này. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều trung tâm trông giữ trẻ ở Mỹ cho lạc vào danh sách món ăn bị hạn chế.

Bà bầu ăn lạc được không

Lạc cung cấp protein và các chất dinh dưỡng có lợi. Nguồn ảnh: Internet

2Giải đáp: Bà bầu ăn lạc được không?

Theo các nghiên cứu y khoa đã được công bố, chúng ta chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc bà bầu ăn các thực phẩm có nguy cơ dị ứng như lạc, trứng, sữa khi mang thai và khả năng bị dị ứng của trẻ sau sinh. Như vậy, nếu thai phụ hoàn toàn bình thường, không bị dị ứng với loại thực phẩm nào thì cũng không cần thiết kiêng chúng.

Xem ngay:  Nước tương và dầu hào khác nhau như thế nào?

Viện nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Boston cũng cho kết quả là bà bầu không cần quá lo lắng với việc ăn lạc, đậu phộng trong thời kỳ mang thai. Ăn lạc không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và cũng không làm gia tăng nguy cơ bị dị ứng của trẻ sau sinh.

Một nghiên cứu mới nhất gần đây cho biết, nếu mẹ bầu không bị dị ứng lạc và ăn lạc 5 lần/ tuần trong thời kỳ mang thai, con sinh ra ít có khả năng bị dị ứng.

Như vậy với thắc mắc bà bầu ăn lạc được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai khi ăn lạc cần lựa chọn, quan sát kỹ chất lượng hạt lạc. Tuyệt đối không sử dụng những hạt lạc bị nảy mầm, nấm mốc . Nguyên nhân là do hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc đã bị nấm mốc tiêu thụ, đồng thời một vài loại nấm mốc có thể gây ngộ độc cho người ăn phải.

Bà bầu ăn lạc được không

Bà bầu tuyệt đối không sử dụng hạt bị nảy mầm, nấm mốc. Nguồn ảnh: Internet

3Lạc có lợi hay có hại cho mẹ bầu và thai nhi

Trước đây, phụ nữ mang thai luôn được khuyến cáo nên tránh ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như lạc hay các loại hạt. Không những thế, quá trình nuôi con và cho con bú cũng được khuyên nên hạn chế loại thực phẩm này.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Michael Young – thuộc bệnh viện Boston (chuyên khoa dị ứng và miễn dịch học) cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy, đối với những người mẹ không bị dị ứng lạc, nếu tăng lượng tiêu thụ lạc trong thời kỳ mang thai thì thế hệ con cái của họ có tỷ lệ dị ứng lạc thấp hơn”.

Với kết quả của nghiên cứu trên, nếu cơ thể bà bầu không bị dị ứng với lạc thì hoàn toàn có thể bổ sung lạc vào thực đơn bữa ăn. Sau đây là một số lợi ích mà lạc đem lại cho bà bầu và thai nhi.

Xem ngay:  Cách lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp cho làn da bé

Ăn lạc giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu, thành phần giàu chất chống oxy hoá có trong lạc giúp giảm tới 25% nguy cơ bị sỏi thận ở phụ nữ, liều lượng phù hợp là 28 gram lạc mỗi tuần. Các loại vitaminchất béo không no trong lạc còn giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng và có hệ tim mạch khỏe mạnh.

Bà bầu ăn lạc được không

Ăn lạc giúp bà bầu tăng sức đề kháng và có hệ tim mạch khỏe mạnh. Nguồn ảnh: Internet

Ăn lạc giúp bổ sung Acid folic

Trong lạc có chứa acid folic và folate, đây là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của thai nhi. Bổ sung folate và acid folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt tốt cho não và cột sống đang phát triển của thai nhi. Vì vậy bà bầu không nên bỏ qua lạc trong thực đơn dinh dưỡng của mình.

Ăn lạc giúp bà bầu cải thiện trí nhớ, phòng ngừa trầm cảm

Vitamin B3 có trong lạc giúp tăng cường các chức năng của bộ não. Hợp chất resveratrol từ hạt lạc cũng có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu tới não, từ đó trí nhớ của bà bầu được cải thiện tốt hơn.

Ngoài ra, hàm lượng acid amin tryptophan có trong lạc đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh serotonin. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp não bộ điều chỉnh tâm trạng, qua đó giúp phòng ngừa triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai.

4Kết luận

Như vậy, bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn lạc được không sau bài chia sẻ của Đồ Bé Gái. Phụ nữ mang thai có thể ăn lạc nếu như không bị dị ứng với lạc. Lạc có nhiều công dụng hữu ích đối với cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu cũng cần đặc biệt lưu ý lựa chọn hạt lạc chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và thai nhi.

“Các bài viết của Đồ Bé Gái/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa”

Thu Đinh tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *