Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì là một câu hỏi của rất nhiều cha mẹ có con bị suy dinh dưỡng. Sau đây, Đồ Bé Gái sẽ cùng các bậc phụ huynh tìm hiểu về cách nhận biết suy dinh dưỡng và trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để phát triển cân đối trở lại.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để cải thiện tình trạng?

1Cách nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng 

Để biết trẻ có suy dinh dưỡng hay không, cha mẹ có thể đo chiều cao cân nặng của trẻ rồi và so sánh với đường cong tăng trưởng của bảng chuẩn tăng trưởng theo WHO dưới đây.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để cải thiện

Bảng chuẩn tăng trưởng theo WHO cho bé gái từ 0-5 tuổi

trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì

Bảng chuẩn tăng trưởng theo WHO cho bé trai từ 0-5 tuổi

Một số thay đổi trong cân nặng của một đứa trẻ bình thường:

  • Trẻ mới sinh ra trung bình nặng 3kg. Nếu trẻ đủ tháng mà dưới 2,5kg là trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.
  • Trong 3 tháng đầu tiên trẻ có thể tăng từ 1-2kg/tháng. Trẻ từ 4 – 6 tháng có thể tăng 500 – 600g mỗi tháng. Một đứa trẻ bình thường, trung bình khi 5 tháng tuổi sẽ nặng gấp đôi khi mới sinh ra. 
  • Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, trẻ có thể tăng từ 200-500g mỗi tháng. Khi được 1 tuổi trẻ thường nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
  • Từ 2 tuổi đến 10 tuổi, trẻ tăng trung bình khoảng 2-3kg một năm. Khi được 6 tuổi, trẻ có thể nặng 20kg. 

Một số thay đổi trong chiều cao của một đứa trẻ bình thường:

  • Chiều cao trung bình của trẻ mới sinh là 50 cm
  • Từ 1-3 tháng tuổi, trẻ tăng 3 – 4 cm/tháng. Ba tháng tiếp theo trẻ tăng 2 – 2,5 cm/tháng. Từ 7 – 9 tháng, trẻ tăng 2 cm/tháng. 
  • Đến khi được 1 tuổi, chiều cao của trẻ có thể tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh ra. Trong năm đầu đời, chiều cao của trẻ tăng từ 20 – 25 cm.
  • Sau đó trung bình 1 năm trẻ sẽ cao thêm 5 – 7 cm/năm cho tới lúc dậy thì. Trẻ 4 tuổi, chiều cao khoảng 1 mét.
  • Sau 4 tuổi, trung bình mỗi năm chiều cao của trẻ tăng 5 cm.
  • Khi dậy thì, cả chiều cao và cân nặng đều có mức tăng cao vượt trội như từ 0-2 tuổi.

2Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Cơ thể cần khoảng 90 loại vi chất khác nhau, bao gồm các vitamin tan trong chất béo như A,D,E,K; các vitamin tan trong nước: B,C; và các khoáng chất: sắt, đồng, kẽm, mangan,… Đây là những chất mọi người đều cần, vậy trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung các vitamin tan trong dầu. Vitamin tan trong dầu vốn được hấp thu qua các chất béo và mô mỡ. Nếu cơ thể không hấp thụ được chất béo thì sẽ thiếu những vitamin này, từ đó dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. 

  • Vitamin A giúp sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu vitamin A sẽ gây khô mắt, quáng gà, nhiễm trùng, loét giác mạc, tiêu chảy, nhiễm trùng da,…
  • Vitamin D giúp cơ thể trẻ hấp thụ tốt canxi, phốt-pho, duy trì hệ xương và răng chắc khỏe
  • Vitamin E giúp hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn cũng như virus, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra vitamin E cũng có khả năng giữ cho các mạch máu giãn nở đủ rộng, tránh tắc nghẽn, nhằm đảm bảo sự lưu thông máu trong cơ thể.
  • Vitamin E còn có vai trò kết nối các tế bào để cùng nhau thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vitamin nhóm B, đặc biệt là B6 và B12 để hỗ trợ hệ thần kinh. Vitamin nhóm B có nhiều trong các loại đậu, thịt gà, gạo lứt, rau lá xanh thẫm, sữa, pho mát, chuối…

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vitamin C. Cho trẻ ăn nhiều các loại hoa quả, rau xanh để bổ sung vitamin C và các loại khoáng chất cần thiết.

Xem ngay:  Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung kẽm,  selen, lysine, sắt. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm: đậu Hà Lan, đậu nành, sò, củ cải, lòng đỏ trứng gà,…

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung canxi. Canxi có nhiều trong sữa, sữa chua, đậu xanh, cá mòi, cải xoăn,…

Đến đây chắc cha mẹ đã biết trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để có thể trở lại cân nặng, chiều cao bình thường.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung nhiều loại thực phẩm đa dạng. Nguồn hình Unsplash

3Ba cách bổ sung dưỡng chất cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vi chất theo 3 cách sau:

  • Bổ sung ngắn hạn: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung trực tiếp bằng đường uống thông qua thực phẩm tổng hợp dạng viên, dạng cốm như cốm bổ sung kẽm, viên vitamin A, viên vitamin C,…

Thông thường khi trẻ bị tình trạng thiếu hụt vi chất nghiêm trọng, gây các biểu hiện như chán ăn, chậm tăng cân, thấp còi, hay ốm vặt, đề kháng yếu, miễn dịch kém thì mới sử dụng cách bổ sung này.

  • Bổ sung trung hạn: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gián tiếp bằng đường ăn thông qua thực phẩm được bổ sung vi chất dinh dưỡng như bột mì, muối ăn, nước mắm,…là những thực phẩm được dùng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.

Cách bổ sung này được áp dụng nhằm dự phòng tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trên diện rộng vì dễ thực hiện, đơn giản, mang lại hiệu quả cao và kết quả duy trì.

  • Bổ sung dài hạn: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gián tiếp bằng đường ăn thông qua thực phẩm. Cải thiện chất lượng dinh dưỡng bữa ăn bằng cách tăng cường những loại thực phẩm giàu vi chất là cách dễ áp dụng, đơn giản, cung cấp đa dạng các nhóm chất.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vi chất dinh dưỡng và nên thực hiện trong một thời gian nhất định để có đánh giá phù hợp.

Cho dù trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì thì cha mẹ cũng không nên nóng vội, thay đổi quá thường xuyên các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng vì như thế có thể khiến tình trạng của bé thêm nghiêm trọng.

Tốt nhất trong trường hợp này cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám để biết trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn, chăm sóc, lối sống sao cho phù hợp với tình trạng riêng của mỗi bé.

4Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng 

Nhiều cha mẹ hỏi: chế độ ăn của trẻ nên theo nguyên tắc nào, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ (độ 1): chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào bảng chuẩn tăng trưởng theo WHO.

Mẹ nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm năng lượng cao như dầu, mỡ, các thức ăn giàu protein động vật như: trứng, cá, thịt, sữa… các loại rau xanh và quả tươi.

Sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, không nên cai sữa mẹ khi trẻ đang bị suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ suy dinh dưỡng vừa (độ 2): có thể điều trị ngoại trú tại các bệnh viện tỉnh, khu vực hoặc các trung tâm dinh dưỡng. Vì suy dinh dưỡng độ 2 có thể có bội nhiễm vi khuẩn và cũng cần điều chỉnh chế độ ăn như trẻ suy dinh dưỡng độ 1.

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng nặng (độ 3): cần đưa ngay tới bệnh viện để điều trị. Vì trẻ thường gặp các biến chứng như: hạ thân nhiệt, rối loạn điện giải, hạ đường huyết, tổn thương tim và tử vong rất nhanh cùng với các biến chứng nhiễm khuẩn khác.

Những liệu pháp dinh dưỡng hợp lý, kịp thời có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa những biến chứng này.

Nguyên tắc cho trẻ suy dinh dưỡng ăn:

  • Một ngày cho ăn nhiều bữa, có thể mỗi 2 tiếng ăn một lần.
  • Ăn từ ít đến nhiều và từ lỏng đến đặc.
  • Tăng dần calo từ 75, 100, 150 đến 200 kcal/kg. Khi bệnh của trẻ đã ổn định thì duy trì ở mức 120 kcal/kg/ ngày.
  • Tăng dần protein từ từ, từ 1,2,3,4 đến 5 g/kg. Khi trẻ ổn định duy trì ở mức 3g/kg.
Xem ngay:  Kích thước vòng đầu của trẻ và bí quyết giữ đầu trẻ tròn đẹp

Nếu duy trì bổ sung năng lượng ở mức 100 kcal/kg trọng lượng cơ thể một ngày thì cân nặng của trẻ không tăng hoặc tăng không có ý nghĩa.

Nhưng với mức 200 kcal/ kg thì trẻ suy dinh dưỡng có mức độ tăng trọng tối đa và bắt kịp đà tăng trưởng “Catch – up growth”. Tức là trẻ sẽ tăng được khoảng 70g/kg mỗi tuần, hay còn gọi là “sự lớn bù” của trẻ.

Khi nhu cầu protein đã được đáp ứng thì năng lượng là yếu tố quyết định sự tăng trọng của trẻ suy dinh dưỡng.

Protein được cung cấp với số l­ượng quá lớn là không cần thiết mà trẻ sung dinh dưỡng cần bổ sung những loại protein có giá trị sinh học cao nh­ư protein của cá, thịt, trứng, sữa. 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để tăng cân

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung protein có giá trị sinh học cao

Nếu bệnh nhân ăn bằng miệng không đủ nhu cầu thì có thể bơm qua ống thông hoặc nhỏ giọt dạ dày.

Khi lập thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng phải dựa vào các căn cứ sau:

  • Nguyên tắc chung của điều trị bằng dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng.
  • Số tuổi và cân nặng thực tế của trẻ.
  • Bệnh đang ở giai đoạn nào
  • Tình hình chung của trẻ: xấu hay tốt.
  • Trẻ còn bú mẹ hay không
  • Tính cân đối của khẩu phần ăn
  • Trong khẩu phần phải có đủ các nhóm thực phẩm cung cấp: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất.

5Gợi ý thực đơn cho trẻ tăng cân khỏe mạnh

Các mẹ cần dựa vào tình trạng suy dinh dưỡng và độ tuổi của trẻ mà suy nghĩ trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì cho phù hợp.

Dưới đây là gợi ý thực đơn hỗ trợ trẻ tăng cân chia theo từng cấp độ suy dinh dưỡng của trẻ, các mẹ có thể tham khảo và bổ sung phù hợp cho trẻ:

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng độ I và II

Dưới 6 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Trẻ cần bú mẹ theo nhu cầu của trẻ. Trường hợp mẹ không đủ sữa và phải sử dụng sữa công thức thì cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Gia đình cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con. Mẹ cần ăn đủ chất, ngủ đủ, làm việc nhẹ nhàng. 

Từ 6 – 12 tháng, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trẻ cần ăn cháo xay nhuyễn với sữa nhưng tăng cường lượng gạo, thịt, rau. Có thể cho trẻ uống sữa cao năng lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ ăn ít thì tăng số lần ăn mỗi ngày lên. Dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng bột ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

Từ 13 – 24 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Thực đơn tham khảo cho trẻ suy dinh dưỡng từ 13-24 tháng tuổi

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn cần tiếp tục cho bú và kéo dài từ 18 – 24 tháng. Sau khi cai sữa mẹ thì vẫn cho trẻ uống sữa bò hoặc sữa đậu nành.

Từ 25 – 36 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì cho thực đơn

Thực đơn tham khảo cho trẻ suy dinh dưỡng từ 25 – 36 tháng tuổi

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng độ III

Đối với trẻ suy dinh dưỡng độ III cần ăn uống nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, tăng dần lượng calo theo từng bữa và dùng sữa cao năng lượng.

Những trẻ suy dinh dưỡng nặng, cha mẹ nên đưa trẻ nhập viện để được chăm sóc hợp lý. Lúc này chỉ có bác sĩ mới biết trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì cho nhanh phục hồi, giảm các triệu chứng bệnh nặng.

6Đôi lời từ Đồ Bé Gái

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không có đủ năng lượng và các chất cần thiết. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn, lối sống hoặc bệnh lý. Vì vậy cha mẹ khi phát hiện con mình có những dấu hiệu suy dinh dưỡng thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn những cách phù hợp để khắc phục tình trạng này.

Hy vọng với những thông tin hữu ích bên trên các bậc cha mẹ đã có thể biết được một số cách xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng, biết trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để có thể nhanh chóng khỏi bệnh, trở lại bình thường.

Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Thùy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *