Danh Mục

Một em bé chào đời mang đến rất nhiều trải nghiệm mới mẻ cho các cặp vợ chồng. Một số sẽ cảm thấy những thay đổi tích cực, một số khác thì lại cảm thấy khó khăn gia tăng khi phải đương đầu với trách nhiệm mới. Vậy đâu là những vấn đề phổ biến trong hôn nhân sau khi sinh con và làm sao để giải quyết? Hãy cùng Đồ Bé Gái đọc tiếp trong bài viết sau nhé!

Nhiều vấn đề phát sinh trong hôn nhân sau khi sinh em bé

Nhiều vấn đề phát sinh trong hôn nhân sau khi sinh em bé.

1Nguyên nhân của những thay đổi sau khi có em bé

Các cặp vợ chồng có thể trải qua các thay đổi trong mối quan hệ.

Các cặp vợ chồng có thể trải qua các thay đổi trong mối quan hệ. Nguồn: Pixabay

Sự ra đời của một đứa trẻ sẽ đưa hôn nhân phát triển theo một chiều hướng mới. Các bạn không chỉ là một cặp đôi mà sẽ là một gia đình. Cả người cha và người mẹ đều sẽ phải đối mặt với những thử thách và trách nhiệm mới một cách khác nhau.

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: Cuộc sống của bạn sẽ chuyển đổi từ công việc, bạn bè xã giao, vui chơi thư giãn, làm việc nhà cuối tuần thành cho em bé bú, dỗ em bé và làm việc nhà mỗi ngày.
  • Vợ chồng ít thời gian bên nhau: Khi mọi ưu tiên đều xoay quanh em bé, các cặp vợ chồng thường không có nhiều thời gian trò chuyện thân mật và bỏ lỡ những buổi đi chơi hẹn hò cùng nhau. Họ có thể cảm thấy bị bỏ rơi hoặc ít quan trọng hơn vì mọi sự quan tâm của đối tác đều tập trung vào em bé. Điều này khiến các cặp đôi trở nên xa cách và việc lấy lại xúc cảm gần gũi hoặc tình dục về sau có thể tốn khá nhiều thời gian.
  • Tăng gánh nặng tài chính: Khi chỉ có một người đi làm trong khi người còn lại phải ở nhà chăm sóc em bé sẽ gây giảm thu nhập tổng thể. Do đó, việc điều chỉnh mức chi phí sinh hoạt gia đình đôi khi sẽ gây áp lực lên mối quan hệ. Đó có thể là các vấn đề tinh thần cảm xúc do mất khả năng độc lập về tài chính, hoặc việc áp lực gia tăng khi phải gồng gánh chi phí sinh hoạt của cả gia đình.

27 vấn đề hôn nhân phổ biến sau khi sinh con

Các cặp vợ chồng có thể trải qua các vấn đề và thay đổi mối quan hệ trong giai đoạn này. Dưới đây là một số những vấn đề phổ biến.

Khó khăn trong mối quan hệ phát sinh do “baby blues”

Một số phụ nữ có thể bị hội chứng “baby blues” trong thời kỳ hậu sản. Hội chứng “baby blues” dùng để chỉ tình trạng cảm xúc buồn bã suy sụp trong thời gian ngắn do tất cả những thay đổi về thể chất, tinh thần và cuộc sống khi vừa mới sinh em bé của người mẹ. Tình trạng này nếu không điều chỉnh tốt có thể gây ra bệnh trầm cảm. Cả những người mới làm cha cũng có thể có dấu hiệu trầm cảm và lo lắng.

Xem ngay:  Các bà mẹ nên tránh xa 4 sai lầm này khi nuôi con

Bất đồng trong phương pháp nuôi dạy con cái

Cha mẹ có thể bất đồng về phương pháp việc nuôi dạy con. Cả hai có thể khó đồng thuận quan điểm về vấn đề kỷ luật, loại thức ăn hoặc thậm chí giờ đi ngủ của trẻ. Người cha hoặc mẹ có thể rất cố chấp với ý kiến của mình và lờ đi các đề xuất của bên kia. Điều này ngoài việc khiến đối tác mất tự tin, còn có thể dẫn đến xung đột và tranh cãi.

Thiếu thốn thời gian để giao tiếp

Sau khi có em bé, khoảng thời gian trò chuyện thân mật giữa các cặp đôi sẽ chuyển sang những mẩu đối thoại nhắc nhở trách nhiệm. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến các bạn quá mệt mỏi để có thể muốn “tán gẫu” cùng nhau. Cả hai có thể đều sẽ cảm thấy bị gạt sang một bên vì trọng tâm bây giờ đều là em bé. Bạn có thể muốn sử dụng thời gian rảnh hiếm hoi để ngủ hoặc thư giãn thay vì những buổi chiếu phim cuối tuần, những chuyến đi cắm trại hoặc những đêm hẹn hò tại nhà hàng yêu thích.

Phân chia công việc và trách nhiệm

Trước và sau khi sinh em bé thì số lượng công việc nhà vẫn như thế: Giặt giũ, nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa. Sự khác biệt là sự gia tăng về khối lượng, kèm theo là thiếu thời gian và năng lượng. Lúc này, sự phân chia công việc và trách nhiệm trong nhà có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp. Điều này có thể được giải quyết ổn thoả nếu vợ chồng có sự giao tiếp cởi mở.

Xung đột giữa các thành viên trong nhà

Sau khi sinh em bé thì ông bà, bạn bè và các họ hàng trong gia đình có thể đưa ra nhiều lời khuyên nuôi dạy con cho bạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào ý kiến ​​và lời khuyên của họ cũng phù hợp. Bất đồng quan điểm là việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, tranh cãi và xung đột có thể “thăng cấp” nếu xử lý không tốt.

“Xa cách” về xúc cảm tình dục

Những thay đổi về thể chất và tinh thần có thể khiến các cặp đôi khó lấy lại sự gần gũi trong chuyện chăn gối. Phụ nữ có thể không thoải mái với việc quan hệ tình dục vì cơ thể của họ đang hồi phục sau khi sinh con. Ngoài ra, giai đoạn cho con bú mẹ có thể gây khô âm đạo và ức chế ham muốn tình dục.

Khó khăn về tài chính

Với sự xuất hiện của thành viên mới, chi phí sinh hoạt gia tăng là điều tất yếu. Khi một người phải nghỉ làm ở nhà chăm con, người còn lại có thể cảm thấy áp lực trong việc chu cấp cho gia đình. Mặc dù các quyết định về tài chính đã được sự đồng thuận giữa vợ chồng, nhưng đôi khi chúng vẫn sẽ gây áp lực lên mối quan hệ.

3Cách giải quyết các vấn đề hôn nhân phổ biến sau khi sinh em bé

Cách giải quyết những vấn đề phổ biến cho các cặp vợ chồng sau khi có em bé.

Cách giải quyết những vấn đề phổ biến cho các cặp vợ chồng sau khi có em bé. Nguồn: Unsplash

Khi các vấn đề vừa mới xuất hiện, các cặp vợ chồng nên tìm kiếm giải pháp càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nặng nề hơn. Các bạn có thể thử áp dụng những mẹo sau để giải quyết mọi việc cùng nhau.

Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

Nếu bạn đời xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm hoặc lo lắng sau sinh, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Sự trợ giúp kịp thời có thể ngăn ngừa những chuyện đáng tiếc về sau.

Tìm điểm “trung hoà”

Chúng ta là những cá thể khác nhau và việc bất đồng quan điểm nhất định sẽ xảy ra. Hãy tôn trọng quan điểm và học cách chấp nhận cách làm của nhau. Đối phương hành động khác bạn không có nghĩa là họ sai.

Xem ngay:  Trẻ bị viêm phế quản có phát sốt không?

Giao tiếp cởi mở và rõ ràng

Điều này có thể hữu ích cho những người mới làm cha mẹ. Cố gắng dành thời gian lắng nghe quan điểm của nhau và tránh chỉ trích hay đổ lỗi. Nếu bạn có thuê người trông trẻ hoặc có thành viên gia đình khác xung quanh, hãy nhờ sự giúp đỡ của họ và dành thời gian cho bạn đời. Đi dạo hoặc hẹn hò có thể giúp cả hai kết nối và trò chuyện hiệu quả với nhau.

Dành thời gian “chất lượng” bên nhau

Việc có em bé gây thiếu thời gian và năng lượng nhưng vợ chồng hãy cố gắng dành thời gian “chất lượng” cho nhau. Hãy thử và làm những việc mà cả hai từng thích làm cùng nhau như xem phim, dùng bữa cùng nhau,… Chọn thời điểm khi trẻ đã bú no hoặc đang ngủ, dù chỉ trong vài phút. Dành thời gian để nói chuyện hoặc nắm tay có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi.

Dành chút thời gian “một mình”

Bạn có thể dành thời gian đi chơi riêng với bạn bè hoặc làm những việc khiến bản thân cảm thấy thư thái và vui vẻ. Đừng né tránh việc nghỉ ngơi và không có gì sai khi bạn dành thời gian cho chính mình.

Phân chia công việc và trách nhiệm

Cả hai cần bình tĩnh trao đổi với nhau về những trách nhiệm, phân chia công việc cần làm và việc nhà. Nếu có thể, hãy dán danh sách công việc vào tủ lạnh hoặc nơi dễ thấy.

Từ chối lời khuyên không cần thiết và đặt ra ranh giới

Đôi khi, bạn bè và thành viên khác trong nhà có thể đưa ra lời khuyên nuôi dạy con cái mà bạn không yêu cầu. Dù tất cả đều có mục đích tốt, nhưng nếu bạn không đồng ý với bất cứ điều gì, hãy từ chối một cách lịch sự để không tạo ra tranh cãi không cần thiết.

Gắn kết tình dục nhưng vẫn cần lắng nghe cơ thể của bạn

Dành những giây phút thân mật vợ chồng có thể giúp cả hai kết nối lại. Tuy nhiên, người vợ có thể chưa sẵn sàng vì cơ thể đang trong thời gian hồi phục. Bạn có thể tìm những cách khác để gần gũi thể xác như ôm hôn, âu yếm và nắm tay. Hãy từ tốn lắng nghe cơ thể chính mình. Sự thấu hiểu, quan tâm và tình yêu thương có thể khiến cả hai cảm thấy gắn kết trở lại.

4Các câu hỏi thường gặp

1. Tỷ lệ các cặp vợ chồng đối mặt với các vấn đề hôn nhân sau khi sinh con là bao nhiêu?

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 67% các cặp vợ chồng suy giảm mối quan hệ sau khi sinh con và 40% tranh cãi nhiều hơn. Điều này có thể do căng thẳng mà việc lần đầu làm cha mẹ mang lại, cùng với việc giảm thời gian dành cho bản thân và mối quan hệ vợ chồng.

2. Tại sao sau khi sinh, tôi lại hay giận chồng như vậy?

Nuôi con nhỏ có thể rất căng thẳng và áp lực. Lần đầu tiên làm mẹ, bạn có thể thất vọng khi trách nhiệm trong nhà không được chia đều. Hơn nữa, sự khó chịu của quá trình hồi phục sau sinh và tình trạng thiếu thời gian nghỉ ngơi có thể ảnh hưởng đến tinh thần của bạn, gây ra cảm giác tức giận và bất mãn với đối tác.

Mối quan hệ giữa các cặp vợ chồng sẽ ngày càng bền chặt và sâu sắc hơn khi họ tôn trọng vai trò và san sẻ trách nhiệm cùng nhau. Giai đoạn này chắc chắn sẽ là một lộ trình học tập “phong phú” cho các cặp đôi trong vài tuần hoặc vài tháng đầu tiên sau khi em bé chào đời. Đồ Bé Gái mong rằng với sự chuẩn bị phù hợp và những nỗ lực bền bỉ, bạn sẽ có thể vượt qua những khó khăn và xây dựng mối quan hệ gia đình thêm bền chặt.

Ngọc Tú tổng hợp từ momjunction.

1. Matthey, S., et al.; Diagnosing postpartum depression in mothers and fathers: whatever happened to anxiety?: Journal of Affective Disorders (2003).

2. Must babies always breed marital discontent?; Americal Psychological Association.

3. Top 4 reasons couples argue after having a baby; Relate.

4. https://www.momjunction.com/articles/marriage-after-baby_00580526/#frequently-asked-questions

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *