Da bé bị nổi hạt sần sùi không rõ nguyên nhân là vấn đề khiến cha mẹ đau đầu. Tuy nhiên, đây là tình trạng thường gặp ở trẻ và tương đối lành tính. Trong bài viết sau, cha mẹ hãy cùng Đồ Bé Gái tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý và có cách giải quyết phù hợp.

1Nguyên nhân da bé bị nổi hạt sần sùi

Da bé bị nổi hạt sần sùi là vấn đề khiến phụ huynh đau đầu.

Da bé bị nổi hạt sần sùi là vấn đề khiến phụ huynh đau đầu. Nguồn: Canva

Da bé bị nổi hạt sần sùi có thể xuất phát từ nhiều lý do. Cha mẹ cần quan sát kỹ các dấu hiệu khác thường xuất hiện trên da trẻ để đưa ra cách xử lý phù hợp. Qua đó giúp chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé tốt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến da bé bị nổi hạt.

Do mụn sữa

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh còn được gọi là mụn hạt kê (Milia) hay mụn thịt. Mụn sữa thuộc bệnh lý ngoài da lành tính nên sẽ không gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Nguyên nhân gây mụn sữa khá đa dạng. Theo các nghiên cứu, bệnh lý này có liên quan đến:

  • Hormone của mẹ hoặc của trẻ sơ sinh. 
  • Chế độ ăn uống của mẹ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa.
  • Sữa công thức (sữa bột) không phù hợp.
  • Tăng sinh tuyến bã nhờn quá mức ở trẻ.

Khi da bé bị nổi hạt kê thường sẽ không ngứa, không đau, nốt mụn li ti màu trắng hoặc đỏ. Mụn này không có nhân, thường phân bố chủ yếu ở mặt, xung quanh mắt, mũi và miệng. Da bé bị nổi hạt kê có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc lâu hơn nếu mẹ không chăm sóc bé đúng cách.

Thế nên, khi mẹ thấy da bé xuất hiện mụn sữa thì đừng tùy tiện chạm vào. Mẹ có thể sử dụng các sản phẩm khuyến nghị dành riêng cho trẻ sơ sinh. Lưu ý là mẹ đừng bao giờ thử nặn các nốt mụn do có thể làm hỏng làn da mỏng manh của bé.

Do bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá không chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì mà còn có thể gặp phải ở trẻ nhỏ. Tương tự tình trạng ở tuổi dậy thì, bệnh lý này cũng khiến da bé bị nổi hạt sần sùi. Mụn có đầu trắng hoặc đỏ, có thể sưng viêm. Chúng thường xuất hiện ở mặt, da đầu, cằm, cổ, lưng hoặc ngực của trẻ.

Mụn trứng cá ở trẻ có thể xuất hiện từ những tháng đầu sơ sinh và thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn. Khi bị nổi mụn có thể gây ngứa ngáy, tấy đỏ một số vùng da nhạy cảm khiến trẻ khó chịu. Và giống như mụn sữa, chúng thường vô hại và có thể tự biến mất.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, có thể do nội tiết tố, kích ứng da hoặc phản ứng với nấm men sống trên da. Nếu mụn nổi ồ ạt, mẹ có thể mang bé đến cơ sở y tế để điều trị.

Xem ngay:  Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Gợi ý thực đơn giúp tăng cân

Do chàm sữa

Chàm sữa khiến da bé bị nổi hạt sần sùi gây ngứa ngáy khó chịu.

Chàm sữa khiến da bé bị nổi hạt sần sùi gây ngứa ngáy khó chịu. Nguồn: Canva

Chàm sữa, hay còn được gọi là lác sữa, eczema, là một dạng viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chàm sữa tuy không gây nguy hiểm cho bé nhưng khó trị dứt điểm, dễ tái diễn và kéo dài. Mẹ có thể hiểu đơn giản thì chàm sữa là bệnh viêm da mãn tính tạo nên bởi sự rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ.

Bệnh lý này khiến da bé bị nổi hạt sần sùi ngứa ngáy, xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti nằm riêng lẻ hoặc thành từng mảng. Khi chạm vào vùng da chàm, mẹ sẽ có cảm giác khô ráp và có những vảy nhỏ. Vị trí da bé bị nổi hạt sần sùi thường ở má, lan rộng đến vùng thái dương và ở nhiều vị trí khác trên cơ thể. Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 đến 24 tháng tuổi

Bệnh lý này sẽ gây ngứa ngáy khó chịu nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ. Chúng khiến bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc, lười bú sữa mẹ và thường đưa tay lên gãi ngứa hoặc chà vào đầu. Chàm sữa có thể tự khỏi nếu bé bị nhẹ, nhưng nếu bệnh trở nặng thì mẹ nên mang trẻ đi khám bác sĩ. Mẹ phải lưu ý chế độ ăn uống hợp lý và tránh các loại đồ ăn gây kích ứng.

Do bé bị rôm sảy

Rôm sảy tuy khiến da bé bị nổi hạt sần sùi ngứa ngáy khó chịu nhưng lại lành tính.

Rôm sảy khiến da bé nổi hạt sần sùi ngứa, khó chịu nhưng lại lành tính. Nguồn: Canva

Rôm sảy (còn được gọi là phát ban nhiệt) thường xảy ra vào lúc thời tiết nắng nóng oi bức. Lúc trời nóng, làn da trẻ không điều chỉnh nhiệt tốt, ra nhiều mồ hôi làm bít tắc lỗ chân lông. Hậu quả là da bé bị nổi hạt sần sùi ngứa ngáy khó chịu.

Tuy nhiên, rôm sảy là bệnh lý về da lành tính nên cha mẹ đừng lo lắng. Bệnh có thể tự khỏi khi trời mát mẻ, hoặc khi cơ thể bé được giữ cho thoáng khí mà không cần điều trị y khoa. Tuy nhiên, mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị rôm sảy để giúp bệnh nhanh khỏi và không gây biến chứng như viêm nang lông, mụn nhọt, viêm da,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh này là da bé bị nổi hạt sần sùi ở đầu, cổ, lưng, ngực, nách, bẹn,… Chủ yếu là những vùng da thường đổ mồ hôi và tiếp xúc nhiều với bụi bẩn. Vùng da rôm sảy chứa mụn nước dưới da, gây ngứa và mẩn đỏ li ti. 

Do bé bị hăm tã

Hăm tã khiến da bé bị nổi hạt sần sùi và gây đau rát.

Hăm tã khiến da bé bị nổi hạt sần sùi và gây đau rát. Nguồn: Canva

Hăm tã là tình trạng vùng da mặc tã bỉm của trẻ bị phát ban. Da bé bị nổi hột sần sùi, mẩn đỏ li ti hoặc tấy đỏ gây đau rát tại vùng da có nếp gấp như quanh bộ phận dục, 2 bên háng và phần mông. Trường hợp nặng, da trẻ sẽ chuyển sang loét, chảy nước, chảy máu, có mủ.

Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Hăm tã khiến bé cảm thấy khó chịu, ương bướng và quấy khóc. Nguyên nhân gây hăm tã là vì những vùng da này luôn được bọc kín, đồng thời tiếp xúc thời gian dài với mồ hôi và chất thải của bé. 

Để phòng tránh tình trạng này, mẹ phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể của trẻ. Sau khi vùng kín và hậu môn bé được rửa sạch bằng nước ấm, mẹ nên lau khô bằng khăn mềm và tránh để vùng da bọc tã ẩm ướt.

Do bé bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh lý này, da bé bị nổi hạt sần sùi và xuất hiện mụn nước ở các vị trí quanh miệng, trong vòm họng, lòng bàn tay và chân, đầu gối, mông. Trong vài trường hợp, trẻ có thể xuất hiện triệu chứng sốt, nôn ói, tiêu chảy, quấy khóc, bỏ ăn,…

Xem ngay:  Vitamin tổng hợp cho bà bầu: Mẹ bầu nên sử dụng khi nào?

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ là do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên tìm đến sự tư vấn của cơ sở y tế uy tín. Hoặc cha mẹ có thể điều trị tại nhà cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ như: Sát trùng miệng, bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương sau khi tắm và cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu.

Do viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa khiến da bé bị nổi hột sần sùi, gây sưng phù và ngứa.

Viêm da cơ địa khiến da bé bị nổi hột sần sùi, gây sưng phù và ngứa. Nguồn: Canva

Viêm da cơ địa khiến da bé bị nổi hạt sần sùi, gây mẩn đỏ và vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Vùng da bị mắc bệnh lý này phần lớn nằm ở các vùng trán, cổ, tay chân và phổ biến ở mặt. Trường hợp nặng, da của trẻ sẽ xuất hiện nhiều mụn nước tập trung thành từng mảng trên nền da đỏ, gây sưng phù và ngứa nhiều hơn.

Nhằm hạn chế tổn thương làn da mong manh của trẻ, mẹ nên thường xuyên vệ sinh kỹ cho bé bằng sữa tắm an toàn với trẻ sơ sinh. Mẹ nên chọn quần áo cho trẻ với chất liệu mềm mại, rộng rãi và tránh cọ xát vùng da bị viêm.

2Phương pháp phòng tránh da bé bị nổi hạt sần sùi

Cha mẹ cần những cách xử lý phù hợp với từng bệnh lý da liễu của bé. Qua đó giúp chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé tốt hơn. Tuy nhiên, “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, dưới đây là một số phương pháp phòng tránh da bé bị nổi hạt sần sùi.

Vệ sinh cá nhân cho bé thật kỹ càng

Vệ sinh sạch sẽ giúp phòng tránh việc da bé bị nổi hạt sần sùi.

Vệ sinh sạch sẽ giúp phòng tránh việc da bé bị nổi hạt sần sùi. Nguồn: Canva

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do da bé chịu tác động của các loại nấm khuẩn, bị kích ứng,… nên việc vệ sinh cá nhân cho bé phải thật sạch và kỹ càng. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế sử dụng sữa tắm, phấn rôm mà hãy tắm nước ấm bình thường hoặc với các loại lá cây thảo mộc lành tính, không gây kích ứng da bé. Khi quan sát thấy da bé bị khô nứt, mẹ không nên tự tiện tìm mua các loại thuốc bôi khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. 

Vệ sinh quần áo của bé sạch sẽ

Vệ sinh quần áo sạch sẽ giúp phòng ngừa da bé bị nổi hạt sần sùi.

Vệ sinh quần áo sạch sẽ giúp phòng ngừa da bé bị nổi hạt sần sùi. Nguồn: Canva

Lựa chọn và vệ sinh quần áo trẻ sạch sẽ cũng là vấn đề cần được cha mẹ lưu ý. Bên cạnh đó, chăn ga gối nệm của bé cần được giặt sạch và phơi nắng thường xuyên. Hơn nữa, khi giặt quần áo trẻ thì mẹ cần phân loại quần áo bẩn đúng cách. Mẹ nên chọn những chất liệu vải thoáng mát, mềm mại, hút ẩm tốt như vải cotton thiên nhiên. Cuối cùng, mẹ cần chú ý thay tã cho bé thường xuyên để làn da con được thông thoáng cả ngày dài.

3Đôi lời từ Đồ Bé Gái

Cơ địa trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm nên chỉ với vài tác nhân nhỏ cũng có thể gây khó chịu cho bé. Đồ Bé Gái mong rằng những thông tin trong bài viết trên hữu ích cho cha mẹ và bé yêu. Cha mẹ cần lưu tâm hơn về chế độ dinh dưỡng và vấn đề vệ sinh trẻ để phòng ngừa các bệnh lý về da cho con.

Bài viết tổng hợp bởi Ngọc Tú

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *