Sắt là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung khi mang thai. Tuy nhiên, nhiều mẹ lo ngại thừa sắt khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé hay không. Cùng Đồ Bé Gái tìm hiểu dấu hiệu thừa sắt khi mang thai trong bài viết dưới đây!

1Nhu cầu sắt của mẹ bầu

Sắt có vai trò kết hợp với protein tạo nên huyết sắc tố, giúp vận chuyển O2 và CO2 trong máu, phòng bệnh thiếu máu và hình thành các men oxy hóa thử. Theo khuyến cáo, phụ nữ có thai cần được bổ sung tối thiểu 27 mgkhông vượt quá 45 mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Khi bổ sung quá nhiều, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ thừa sắt khi mang thai.

Sắt thường được cung cấp qua khẩu phần ăn và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, thành phần sắt trong chế độ ăn hàng ngày thường không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mẹ bầu. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai và cho con bú, mẹ bầu cần bổ sung sắt thông qua các viên uống bổ sung.

2Nguyên nhân thừa sắt khi mang thai

Bổ sung quá nhiều sắt từ thực phẩm chức năng: Tình trạng này có thể được gây ra do kê đơn của bác sĩ hoặc mẹ bầu tự ý bổ sung sắt mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Việc các bác sĩ kê đơn cho tất cả thai phụ ở mọi thời điểm trong thai kỳ giống hệt nhau được đánh giá là hành động tùy tiện, bởi hàm lượng sắt cho bà bầu cần trong mỗi giai đoạn luôn thay đổi và khác biệt.

Yếu tố khách quan: Thừa sắt khi mang thai có thể do yếu tố di truyền. Đôi khi, truyền máu với số lượng lớn cũng dễ gây nên tình trạng này. Mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có phương pháp xử lý cho phù hợp.

Nguyên nhân thừa sắt khi mang thai

Nguyên nhân thừa sắt khi mang thai

3Dấu hiệu thừa sắt khi mang thai

Tuy sắt là một dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của bé, nhưng việc bổ sung quá nhiều sắt không tốt như mẹ vẫn tưởng tượng. Dưới đây là một số dấu hiệu thừa sắt khi mang thai mẹ cần lưu ý:

  • Hạ huyết áp, huyết áp không ổn định.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Vàng da hoặc có dấu hiệu suy gan.
  • Thường xuyên gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như bị đầy bụng khi mang thai, đau bụng, tiêu chảy,…
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường, có thể gặp tình trạng khó thở, thở dốc.
  • Hay quên, dễ nhầm lẫn.
Xem ngay:  Huấn luyện viên bóng đá - vai trò và kỹ năng của huấn luyện viên bóng đá

4Bà bầu thừa sắt có sao không?

Thừa sắt khi mang thai đem lại nhiều nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng. Nếu bổ sung quá liều lượng, sắt sẽ rất khó đào thải khỏi cơ thể qua đường bài tiết. Dưới đây là những ảnh hưởng có thể tác động đến mẹ và bé nếu bổ sung sắt quá liều:

  • Tiểu đường thai kỳ: Thừa sắt làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc đái tháo đường ở mẹ do rối loạn chức năng tụy.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé: Nồng độ sắt tự do và lượng huyết sắc tố hemoglobin tăng gây khó khăn trong quá trình vận chuyển oxy và máu đến thai nhi, gây tình trạng bé bị thiếu cân, sinh non,…
  • Ngộ độc sắt: Trường hợp bổ sung quá nhiều sắt, mẹ có thể bị ngộ độc sắt với những triệu chứng điển hình như đau bụng, buồn nôn, sốt, tim đập nhanh,… và cần được đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
  • Ảnh hưởng đến gan: Lượng sắt dư thừa tích tụ tạo áp lực lên gan, tăng nguy cơ suy gan, ung thư gan.
  • Suy nhược sức khỏe, tâm lý: Lượng sắt dư thừa tích tụ quá lâu dễ gây các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, parkinson và ung thư. Ngoài ra, sức khỏe bị ảnh hưởng cũng dễ khiến mẹ bầu cảm thấy chán nản, tâm lý thất thường.
  • Viêm khớp: Bổ sung quá nhiều sắt trong thai kỳ có thể khiến mẹ bị viêm khớp, đau lưng, mỏi chân,…
  • Tổn thương hệ tiêu hóa: Mẹ bầu có thể gặp phải một số bệnh lý hoặc triệu chứng tổn thương hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ dọa sảy thai.
Thừa sắt khi mang thai có sao không

Thừa sắt khi mang thai có sao không?

5Thừa sắt khi mang thai phải làm sao?

Trước hết, khi phát hiện có dấu hiệu thừa sắt, mẹ bầu cần ngừng uống viên sắt ngay. Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng là điều cần thiết để giúp giảm hấp thu sắt vào cơ thể. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn, mẹ cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời.

Căn cứ vào mức độ thừa sắt khi mang thai, bác sĩ sẽ xác định phương pháp can thiệp phù hợp. Trong đó, lấy máu tĩnh mạch là phương pháp thường xuyên được sử dụng. Với phương pháp này, mẹ bầu cần áp dụng khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần trong vòng vài tháng cho đến khi hàm lượng sắt đã được điều chỉnh về mức độ an toàn.

Thừa sắt khi mang thai phải làm sao

Thừa sắt khi mang thai phải làm sao?

Xem ngay:  Tìm hiểu về nước ngầm, Và khai thác nước ngầm

6Bà bầu thừa sắt nên ăn gì?

Khi bị thừa sắt khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau xanh: Bổ sung rau xanh, đặc biệt là những loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ,… giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ và hạn chế hấp thụ sắt vào cơ thể.
  • Sữa chua: Vi sinh vật có lợi trong sữa chua giúp làm mát cơ thể và hỗ trợ chức năng đường ruột hiệu quả. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ và bé, tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc gây bệnh cúm.
  • Rau má: Với tác dụng lợi tiểu, làm đẹp da, điều trị táo bón và đào thải chất sắt khỏi cơ thể, rau má là thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
  • Nước râu ngô: Loại nước này có tác dụng tăng bài tiết và giảm nhớt trong mật, ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam và chảy máu chân răng, hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp,… Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều nước râu ngô hàng ngày sẽ dễ dẫn đến tình trạng cạn nước ối.

7Một số lưu ý khi bổ sung sắt trong thai kỳ

Những việc mẹ nên làm:

  • Uống viên bổ sung sắt 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng kèm với vitamin C hoặc bổ sung vitamin C trong chế độ ăn để sắt dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn.
  • Uống nhiều nước trong quá trình bổ sung sắt. Không nên uống thuốc khi nằm, đặc biệt khi sử dụng không nhai viên thuốc.
  • Kiểm soát liều lượng sắt đưa vào cơ thể, không tự ý sử dụng mà nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Những việc mẹ không nên làm:

  • Không nên bổ sung sắt đồng thời với canxi. Sử dụng hai loại thuốc này cách xa nhau theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác động không tốt đến sức khỏe.
  • Không nên uống sắt trước khi đi ngủ để tránh tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
  • Không nên sử dụng cùng với chè, cà phê để tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
  • Không sử dụng đồng thời với thuốc giảm tiết axit điều trị loét dạ dày hoặc các loại thuốc kháng sinh như tetracyclin, levothyroxine, ciprofloxacin,…
Thừa sắt khi mang thai cần lưu ý điều gì

Thừa sắt khi mang thai cần lưu ý điều gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *